Giới thiệu về Implant

Vì một lý do nào đó bạn bị mất đi những chiếc răng xinh đẹp của mình – chấn thương, nha chu, sâu răng lớn không điều trị kịp thời… Không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn làm thay đổi diện mạo khuôn mặt của bạn theo hướng tiêu cực. Mất răng là một trong những vấn đề lớn về răng miệng mà nếu không giải quyết rốt ráo chúng ta sẽ gặp phải những trở ngại, rắc rối và mất mát khác.
Trước đây, chi phí để có được một cấy ghép có thể có giá trên 1.000 –> 1.500 USD. May mắn thay, hiện nay một bệnh nhân có thể được cấy ghép ở mức giá phải chăng hơn. Đồng thời phương tiện và kỹ thuật tân tiến hơn.Vì những lý do trên, bạn có thể đã xem hoặc tìm kiếm thông tin về cấy ghép Implant. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn tỉ mỉ về các quá trình cắm ghép Implant, nó sẽ giải đáp hầu hết các câu hỏi của bạn.

1. Implant là gì?

Implant là một trụ nhỏ làm bằng chất liệu titaninum, được cấy vào xương hàm thay thế cho răng đã mất. Trụ titanium sẽ kết hợp vững chắc vào xương, đóng vai trò như một chân răng, phía trên gắn mão răng sứ như răng thật. Đây là một thành tựu của ngành Nha Khoa cho phép phục hồi răng đã mất một cách an toàn, không gây hại đến sức khỏe của bạn. Cấy ghép răng Implant ngày được nhiều người chọn lựa bởi lợi ích lâu dài, khắc phục những nhược điểm khi làm cầu răng hoặc sử dụng hàm giả tháo lắp.

2. Lịch sử về Implant

Mặc dù Implant đối với đa số chúng ta là điều mới mẻ và lạ lẫm. Nhưng “Implant” đã có từ khi con người mong muốn tìm một thứ gì đó để thay thế cho chiếc răng mất của mình, bằng cách nghĩ ra việc dùng một vật gắn sâu vào xương hàm. Các nhà Khảo cổ đã tìm thấy ở hàm người Maya (niên đại 600 năm trước công nguyên) những vật có dạng răng được làm bằng vỏ sò hay người Ai Cập và người Nam Mỹ cổ xưa đã thay thế những răng thật đã mất bằng ngà voi hoặc gỗ mài nhỏ, … Thế kỷ 18 Y văn cũng có ghi nhận vài trường hợp ghép răng của những người cho tặng.

“Kỹ thuật Implant” ban đầu có vẻ thô sơ, nhưng đã đặt ra nền tảng ban đầu cho sự tìm tòi, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật cấy ghép răng. Đầu thế kỷ 19, các Bác sĩ đã dùng các vật liệu bằng vàng, bạch kim, … để thực hiện việc cấy ghép nhưng tỷ lệ thành công thật khiêm tốn. Vấn đề chính để thành công là vật liệu để cấy ghép.

Mãi đến năm 1952, GS. Per Ingvar Branemark, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Lund, Thụy Điển đã có công nghiên cứu, lập báo cáo chuyên đề khoa học về đề tài “ Vật liệu ghép trong phẫu thuật chỉnh hình”.
Việc phát hiện ra vật liệu làm Implant rất tình cờ. Trong một lần phẫu thuật nối lại xương đùi bị gãy của một chú thỏ, Ông đã đặt một trụ titanium vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy. Sau vài tháng trôi qua, khi xương thỏ đã lành và Ông muốn lấy trụ titanium ra nhưng không thể nào lấy được. Tiếp tục theo dõi sau nhiều tháng nữa và Ông nhận thấy không có một phản ứng nào trong đối với trụ cố định titanium.
Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, Ông cũng ghi nhận không có một phản ứng sinh – hóa học nào tác động xấu trên cơ thể sống. Ông gọi hiện tượng đó là “Sự tương hợp – tính hợp xương” (Osseointegration)

Titanium trở thành chất liệu mở đường cho thành công của cấy ghép răng. Ca cấy ghép răng bằng titanium đầu tiên được thực hiện vào năm 1965 tại Thụy Điển. Sau 40 năm răng cấy ghép đó vẫn tồn tại và ăn nhai tốt.

Đến nay, kỹ thuật cấy ghép răng đã có sự phát triển không ngừng: cấu trúc Implant hoàn chỉnh, máy móc, trang thiết bị tối tân, kỹ thuật Implant trở nên đơn giản và tiện lợi cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Chúng ta đang ở vào thời đại mà kỹ thuật cấy ghép răng đã rất thành công và phát triển, nó mang đến cho hàng triệu người trên thế giới chiếc răng giả hoàn hảo nhất.

3.  Ưu và nhược điểm của cấy ghép Implant

Ưu điểm:

  • Khôi phục chức năng ăn nhai giúp tăng sức khỏe
  • Không lo sâu răng
  • Giúp ổn định xương lâu dài và bền vững
  • Tự nhiên và thoải mái
  • Thẩm mỹ và chức năng giống như răng thật
  • Không làm tổn hại đến những răng tốt kế cận
  • Tỷ lệ thành công cao: phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm kích thước và mật độ xương hàm và vị trí cấy ghép được đặt nhưng nhìn chung tỷ lệ thành công là trên 90{d0189d0c7d18394ed475defcd2e488abdd8b7359f4204400589a12952e65a61d}  lên đến 98{d0189d0c7d18394ed475defcd2e488abdd8b7359f4204400589a12952e65a61d} nếu cấy ghép được chăm sóc đúng cách). Cụ thể hơn, tỷ lệ thành công khoảng 90{d0189d0c7d18394ed475defcd2e488abdd8b7359f4204400589a12952e65a61d} cho hàm trên và 95{d0189d0c7d18394ed475defcd2e488abdd8b7359f4204400589a12952e65a61d} đối với hàm dưới. Điều này là do xương ở hàm trên yếu hơn (loãng, xốp) hàm dưới.

Nhược điểm:
Phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ phẫu thuật.
Nếu Bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt và dày dặn kinh nghiệm thì nhược điểm sẽ là tối thiểu, thất bại là rất hiếm và thường được điều trị dễ dàng.
Còn ngược lại, Bác sĩ không nắm bắt tốt kiến thức về giải phẫu, máy x-quang hỗ trợ hình ảnh không chuẩn xác, phòng mổ không đủ điều kiện vô trùng, bác sĩ cắm Implant không đúng kỹ thuật thì sẽ có rất nhiều những vấn đề tồi tệ xảy ra mà bệnh nhân phải gánh chịu.