Nguyên nhân gây dắt thức ăn sau cấy ghép Implant và cách khắc phục

Bạn cần phân biệt 2 khái niệm đọng thức ăn (food lodgment), và dắt thức ăn (food impaction):
– Đọng thức ăn (food lodgment): Là tình trạng đọng những mảnh vụn thức ăn, thức ăn nhuyễn xung quanh implant, chúng có thể loại được bỏ bằng cơ chế tự làm sạch sinh học như dòng chảy nước bọt, di chuyển lưỡi, lực cắn khớp, súc miệng mạnh… Đọng thức ăn là hiện tượng bình thường và không gây nhiều khó chịu.
– Nhồi nhét thức ăn (food impaction): Là do mất tiếp xúc điểm, sự xoay của răng sứ trên implant, sự nghiêng gần hoặc trồi răng đối diện, mất hoặc phục hình không tạo ra nhú lợi hoàn toàn giữa răng – implant, lực cắn khớp bất thường, múi chui…
Mặt khác, có 2 loại phục hình trên implant là phục hình tách rời và phục hình cả hàm răng liên kết thành một khối như cầu răng, hàm all giả all on 4. Với trường hợp liên kết các răng, trồng implant nguyên hàm all on 4 nối liền thành 1 khối, nên bạn hoàn toàn không bị dắt thức ăn ở các kẽ. Vì vậy thực ra nói răng implant luôn dắt thức ăn là không được chính xác. Trong bài viết này, nha khoa Răng Xinh sẽ đề cập tới vấn đề dắt thức ăn trên implant đơn lẻ.
Các nguyên nhân làm răng Implant bị dắt thức ăn
Do sự thay đổi tiếp xúc điểm qua thời gian giữa răng implant và răng thật
Chân răng thật đứng trong xương, xung quanh là hệ thống dây chằng nha chu kết nối cement chân răng và xương ổ. Hệ thống dây chằng quanh răng giống như chiếc giảm xóc, giúp răng có độ nhún mềm mại khi nhai đồ ăn (biên độ nhún của răng thật trong xương khoảng 20 micro).

Do hệ thống dây chằng, xương ổ quanh răng là hệ sống, cơ thể sống nên chúng có khả năng tái cấu trúc và thích nghi liên tục. Đặc thù mặt phẳng nhai dốc từ sau ra trước khiến các răng sau luôn có xu hướng đổ về phía trước. Hiện tượng này thường xảy ra trên những người mất răng lâu năm mà không trồng lại, răng sau luôn có xu hướng đổ về phía trước, trong khi các răng phía trước thì ít đổ về phía sau hơn. Từ tính chất dồn răng từ sau ra trước nên răng thật có độ chặt tiếp xúc tự nhiên. Nghĩa là các răng bị ép chặt vào nhau, khi răng ép chặt khe hở giữa 2 răng cũng ít đi và đương nhiên ít dắt thức ăn.
Ngược lại implant bám trực tiếp vào xương, nó không có hệ thống dây chằng giảm xóc như răng thật, implant đứng trong xương hàm và yên vị không hề dịch chuyển. Răng thật thì dịch chuyển mà implant lại đứng yên thì hiển nhiên sẽ có khe hở giữa implant và răng thật sau một thời gian sử dụng. Khi mới lắp răng bạn có thể thấy mình ăn uống bình thường, nhưng qua vài năm sau thì khe hở giữa implant – răng thật ngày một lớn. Đây là hiện tượng sinh lý thuộc về đặc tính implant.
Răng thật có độ nhún khoảng 20 micro nên khi mài chỉnh khớp cắn nha sĩ thường cho răng thật chạm nặng hơn ở trạng thái tiếp xúc đầu tiên, sau đó nghiến mạnh mới cho implant và răng thật chạm đồng thời. Đây là phương thức mài chỉnh đúng nhưng do răng thật bị nặng tiếp xúc theo chiều dọc nên dễ bị mất tiếp xúc điểm với răng bên cạnh theo thời gian.
Cách khắc phục: